Chương trình tên lửa hạt nhân thế hệ mới của Mỹ tăng chi phí, chậm tiến độ
Mới đây, trên các nền tảng mạng xã hội bắt đầu chia sẻ bản cam kết lấy chồng của một nhân vật ký tên là Lê Thị Nhung (31 tuổi) đến từ Thanh Hóa.Trong tờ cam kết lấy chồng này có nội dung: "Kính gửi bố mẹ. Con là Lê Thị Nhung, sinh năm 1994. Con gái bất hiếu 30 năm qua vẫn để bố mẹ phải chăm sóc, lo lắng… năm Ất Tỵ, con làm đơn này xin hứa với bố mẹ từ giờ đến cuối năm nay con sẽ lấy chồng. Nếu con không giữ lời hứa thì sẽ chịu trách nhiệm hoàn toàn trước gia đình và dòng họ và từ chối sang tên 2 mảnh đất 250 mét vuông".Nhiều chàng trai thấy bản cam kết này liền xin "vé" làm quen. Bên cạnh đó, không ít cô gái thấy vô cùng thích thú và cũng bắt đầu nghĩ đến chuyện viết cam kết lấy chồng trong năm nay.Nguyễn Thị Trúc Anh, làm việc tại đường Cách Mạng Tháng 8, Q.Tân Bình, TP.HCM, cho biết khá ấn tượng với bản cam kết này: "Dù không biết thực hư thế nào nhưng mình thấy khá thích thú và hài hước. Mình năm nay vừa tròn 30 tuổi, cũng chưa dẫn mối nào về cho ba mẹ nên mỗi ngày tết hơi đau đầu với câu hỏi bao giờ lấy chồng. Chắc kiểu này mình cũng sẽ làm bản cam kết này cho ba mẹ yên tâm".Trúc Anh đã chia sẻ bản cam kết này trên trang cá nhân của mình với dòng trạng thái: "Con cũng cam kết ba mẹ nhé! Sẽ lấy chồng trong năm nay ạ. Ba mẹ đừng lo nữa nhé. Nếu con không thực hiện lời hứa theo bản cam kết thì mọi chuyện do ba mẹ tùy quyền quyết định".Dù chia sẻ như vậy nhưng Trúc Anh nói: "Thú thật là chưa có người yêu, nhưng cứ cam kết như vậy. Vừa là cam kết với ba mẹ mà cũng là với chính bản thân mình. Năm nay nữa thôi, không lông bông nữa mà phải nghiêm túc tính chuyện chồng con thôi, để lớn tuổi quá thì càng khó hơn nữa". Nguyễn Thị Thu Thảo (28 tuổi), quê tại tỉnh Phú Yên, làm việc tại H.Bình Tân, TP.HCM, thì bày tỏ: "Chị này quá đỉnh, dám viết cả bản cam kết như thế này. Nhưng mà mình cũng được truyền động lực, đang rủ mấy đứa trong hội FA lâu năm cùng viết cam kết này đây. Chưa biết làm được không (tức cưới chồng trong năm nay – PV) nhưng mà thấy cái này khá hay, chắc sẽ thành trào lưu viết cam kết lấy chồng thôi".Thảo cho biết làm công nhân nên cuộc sống không dư dả gì nhiều, chính vì thế cũng chưa dám nghĩ đến chuyện lấy chồng. Thảo chia tay bạn trai cách đây hơn 1 năm nhưng vẫn chưa muốn có bạn trai lại. Lý do là: "Tuổi này rồi giờ có người yêu thì kiểu gì cũng bị hối cưới. Khi nào tìm được người yêu có công việc ổn định, thu nhập tốt hơn mình thì lúc đó mới tính tiếp. Nhưng đầu năm đi xin lộc thấy đường tình duyên thuận lợi, có khi lấy chồng cũng không chừng. Nên mình mới mạnh dạn rủ mấy đứa bạn viết cam kết lấy chồng theo trào lưu mới nổi này".Phan Thị Thương (31 tuổi), ngụ tại P.Hương Phong, Q.Thuận Hóa, TP.Huế, đọc được bản cam kết lấy chồng như đúng nỗi lòng của ba mẹ mình. Thương kể: "Ba mình lướt mạng xã hội thấy bản cam kết này liền bảo "nhìn con gái nhà người ta này. Bao giờ con gái của mình cũng cam kết vậy nhỉ". Nghe vậy mình liền nói liều "con cũng cam kết với ba mẹ, năm nay sẽ dẫn rể về nhà". Cam kết liều vậy thôi chứ chồng ở đâu dẫn về thì chưa biết đây".Thương rất kỳ vọng vào năm con rắn này: "Năm con rồng không lấy được chồng nên hy vọng năm con rắn sẽ nhiều may mắn hơn. Chuyện chồng con là do duyên số, nhưng sợ ba mẹ đợi lâu thấy con cái nhà người ta có chồng con hết rồi còn con gái của mình vẫn chưa dẫn ai về thì rất lo. Hơn nữa ba mẹ cũng sẽ khó xử khi đi ra ngoài ai cũng hỏi sao con gái chưa lấy chồng. Thật lòng mình cũng mong sớm tìm được người phù hợp để cưới trong năm nay, vì tuổi xuân của con gái cũng qua rất nhanh".Cô Nguyễn Thị Thanh, mẹ của Thương nói: "Cũng mong con gái sớm tìm được nơi để yên bề gia thất. Nhưng cũng không muốn tạo quá nhiều áp lực cho con, sợ con nóng vội rồi chọn đại một người không hợp, như thế sau này con gái mình sẽ khổ. Nhưng thấy con nói năm nay cam kết sẽ dẫn rể về, nghe thế cũng mừng lắm".Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn tham gia Chiến dịch tình nguyện hè tại Tuyên Quang
Vừa tan học là Lê Nguyễn Hoàng Phúc, học sinh lớp 9, Trường THCS Phan Bội Châu (Q.Tân Phú) liền tìm đến địa chỉ bán loại bánh có hình chiếc dép để thưởng thức món ăn “hot trend”. Đang xếp hàng để đợi đến lượt, Phúc chia sẻ: “Mình biết đến loại bánh này thông qua mạng xã hội. Vì ấn tượng với hình dáng ngộ nghĩnh, vô cùng mới lạ và đặc biệt nên mình rất muốn ăn thử”.Cũng tò mò muốn thưởng thức hương vị của loại bánh đang “gây sốt” nên Dương Hiền Thảo Vy (29 tuổi), ngụ tại đường Gò Dầu (Q.Tân Phú), sẵn sàng bỏ thời gian để chờ đợi. Cô gái 9X chia sẻ: “Mọi hôm đi ngang thấy có rất đông người ngồi đợi nên mình không vào mua, nay thấy vắng hơn nên ghé lại nhưng không ngờ vẫn phải đợi khá lâu”.Sau khi nhận bánh, Thảo Vy cho biết loại bánh này “hot” có lẽ là nhờ hình dạng chiếc dép độc đáo, lạ mắt. “Về thành phần và hương vị thì mình thấy không có gì khác so với bánh đồng xu “hot trend” của năm ngoái. Nó chỉ đặc biệt hơn là nhờ hình dạng chiếc dép ngộ nghĩnh”, Thảo Vy chia sẻ.Tương tự, theo các bạn trẻ đã thưởng thức món bánh này, họ cũng cho rằng điều khiến món ăn vặt “mới nổi” này trở nên “hot” là nhờ có hình dạng giống như chiếc dép thật. “Thời gian gần đây lướt mạng xã hội thấy mọi người nhắc đến món bánh này nhiều nên mình cũng mua ăn thử. Bên ngoài là lớp vỏ bánh mềm màu vàng óng và rất thơm mùi trứng, sữa, còn nhân bên trong là phô mai béo ngậy. Nên ăn khi bánh đang còn nóng, mình thấy cũng khá ngon nhưng không có gì quá đặc biệt. Điều mà mình thích nhất là vì bánh dễ thương”, Võ Thị Thanh Phương (26 tuổi), ngụ tại đường Tân Thới Nhất 1B, Q.12 cho hay.Còn Lê Thị Phương (24 tuổi), học viên tại Saigontourist (TP.HCM), thì biết đến món bánh có hình chiếc dép này thông qua lời giới thiệu của một người bạn. Phương chia sẻ: “Thấy bánh này “hot” và được bạn bè review nên mình cũng tò mò muốn thử xem hương vị như thế nào. Mình gọi một cái với giá là 30.000 đồng, hy vọng là hương vị sẽ ngon”.Vì là món ăn vặt đang “hot trend” nên bánh hình chiếc dép được rất nhiều người tìm mua để thưởng thức. Trần Thị Hồng Điệp (26 tuổi), người đang bán loại bánh đang “hot trend” này trên đường Phạm Văn Xảo (Q.Tân Phú), cho biết mỗi ngày bán được khoảng 1.500 - 1.700 cái bánh. “Mình bán món bánh này được khoảng nửa tháng nay. Thời gian đầu mỗi ngày chỉ bán được khoảng 500 cái, nhưng khoảng 1 tuần trở lại đây bán rất chạy. Mọi người tìm đến mua rất đông, cao điểm nhất khách phải đợi 3 tiếng đồng hồ mới có bánh, làm không ngơi tay", Hồng Điệp cho hay.Cô gái này cũng cho biết thêm bánh được làm từ các nguyên liệu là: sữa tươi, trứng, bột mì và nhân phô mai. Vì vậy hương vị sẽ giống như bánh đồng xu, nhưng ấn tượng là ở hình dạng đặc biệt, giống như chiếc dép thật. "Mình còn trang trí thêm hình dáng khá ngộ nghĩnh nên khách rất thích", Hồng Điệp nói. Tự nhận mình là người kinh doanh theo "trend", không bỏ qua món "hot" nào, Hồng Điệp cho biết đây là món thu hút được đông khách nhất từ trước đến giờ. “Món bánh này không chỉ thu hút được các bạn trẻ mà kể cả những cô chú lớn tuổi, các bạn nhỏ cũng rất yêu thích”, cô gái 9X cho biết.
'Bữa ăn tối của cô gái' đang gây tranh cãi
Anh N.T.Q (32 tuổi), từng làm leader (nhóm trưởng) tại một bar ở Q.1, TP.HCM, cho biết: “Mình từng quản lý nhiều bạn làm booking nên hiểu được nghề này không thể làm lâu dài. Làm nghề này đòi hỏi bạn phải có ngoại hình, khả năng ăn nói tốt. Khi xin việc, người ta chỉ nói với bạn điều tốt đẹp, mức thu nhập khủng hay mô tả những cuộc ăn chơi xuyên đêm chứ không ai đề cập đến rủi ro, cám dỗ. Những bạn trẻ ở độ tuổi đôi mươi thường thiếu kỹ năng sống, không thể kiểm soát được ham muốn của bản thân mà dễ sa ngã. Trước khi lựa chọn công việc này, các bạn hãy cân nhắc thật kỹ vì “sai một li, đi một dặm””, Q. khuyên bạn trẻ đang có mong muốn làm công việc booking tại bar.
Tại miền Bắc, giá heo hơi thấp nhất 68.000 đồng/kg tại Nam Định, Ninh Bình và Lào Cai. Trong khi đó có đến 7 địa phương duy trì mức cao nhất 70.000 đồng/kg gồm: Hà Nội, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Tuyên Quang, Hải Dương và Hưng Yên. Các tỉnh còn lại đồng giá 69.000 đồng/kg.Trong khi đó, 69.000 đồng/kg lại là giá heo hơi cao nhất tại khu vực miền Trung và Tây nguyên, ghi nhận tại Thanh Hóa và Lâm Đồng. Các tỉnh thành gồm Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định và Khánh Hòa có giá heo hơi 67.000 đồng/kg, thấp nhất khu vực. Những tỉnh thành còn lại đồng giá 68.000 đồng/kg.Tại khu vực miền Nam, giá heo hơi ở Bà Rịa-Vũng Tàu tăng 1.000 đồng lên 69.000 đồng/kg bằng với Đồng Nai, Tây Ninh và Kiên Giang. Tại An Giang, giá heo hơi cũng tăng 1.000 đồng lên 68.000 đồng/kg, đây là mức giá phổ biến của các tỉnh thành trong khu vực này. Các tỉnh Vĩnh Long, Hậu Giang, Bạc Liêu và Trà Vinh đồng giá 67.000 đồng/kg. Giá heo hơi bình quân cả nước hiện 68.200 đồng/kg. Giá heo hơi của Công ty C.P Việt Nam là 69.500 đồng/kg ở miền Bắc và 67.000 đồng/kg ở miền Nam.Tại TP.HCM, ở các chợ đầu mối, giá heo mảnh từ 85.000 - 88.000 đồng/kg. Giá một số mặt hàng thịt heo phổ biến tại các chợ lẻ như: ba rọi 166.000 đồng/kg, sườn non 182.000 đồng/kg, sườn già 111.000 đồng/kg, nạc vai 115.000 đồng/kg, nạc đùi 119.000 đồng/kg… Công ty Vissan cho biết, mùa tết năm nay công ty dự kiến cung cấp gần 930 tấn thực phẩm tươi sống, tăng 5% so với năm trước. Bên cạnh đó là 3.700 tấn thực phẩm chế biến, tăng 8% so với cùng kỳ. Đặc biệt, từ ngày 26 - 28.1 (ngày 27 - 29 tết), Vissan sẽ áp dụng chương trình giảm giá sâu lên đến 30% cho khách hàng, trong giai đoạn trước và sau tết là các chương trình giảm giá từ 10 - 20% tại các siêu thị và điểm bán trên toàn quốc.
Báo quốc tế chọn điểm đến hàng đầu Đông Nam Á 2024, Việt Nam đứng thứ mấy?
Ngày 18.2, tại Văn phòng UBND tỉnh Bình Định, ông Phạm Anh Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định, cùng lãnh đạo các sở, ngành liên quan đã làm việc với Tập đoàn Syre (Thụy Điển) về việc hợp tác đầu tư.Tại buổi làm việc, ông Tim King, Giám đốc vận hành cấp cao Tập đoàn Syre, cho biết Syre là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tái chế dệt may, với mục tiêu giảm phát thải carbon và rác thải trong ngành dệt bằng cách tái chế Polyester quy mô lớn. Syre có kế hoạch xây dựng 12 nhà máy toàn cầu vào năm 2032, sản xuất 3 triệu tấn Polyester tái chế, giúp giảm 15 triệu tấn Co2 hằng năm. Theo ông Tim King, Tập đoàn Syre dự định đầu tư tại Bình Định một nhà máy tổ hợp sản xuất tái chế sợi Polyester với diện tích 10 ha, tổng vốn đầu tư từ 700 triệu đến hơn 1 tỉ USD. Nhà máy này sẽ tạo việc làm, phát triển hệ sinh thái quản lý rác thải và tăng cường hoạt động vận chuyển, phân loại dệt may.Ông Phạm Anh Tuấn hoan nghênh dự định của Tập đoàn Syre về mong muốn lựa chọn Bình Định làm địa điểm đầu tư xây dựng nhà máy. Theo ông Tuấn, tỉnh Bình Định đang rất quan tâm và ưu tiên các dự án đầu tư sản xuất mang tính bền vững và tuần hoàn. Do vậy, việc Tập đoàn Syre dự kiến đầu tư nhà máy tái chế rác thải dệt may tại Bình Định vào thời điểm này là phù hợp với mục tiêu phát triển xanh và bền vững của tỉnh. Đồng thời, Bình Định có những điều kiện thuận lợi để Tập đoàn Syre đầu tư, phát triển trong khu vực và toàn cầu."Tập đoàn Syre phải đảm bảo các quy định về xử lý, tái chế rác thải dệt may và các chủ trương, chính sách của Chính phủ Việt Nam đang hướng tới như: Phát triển bền vững, tăng trưởng xanh, kinh tế tuần hoàn, sử dụng hiệu quả và tiết kiệm tài nguyên, tái chế chất thải", ông Tuấn đề nghị.